RÈN LUYỆN TÁC PHONG VÀ HỌC TẬP TIẾNG NHẬT TẠI THUẬN AN KYOTO
Từ xưa đến nay, lễ nghĩa luôn là điều mà cha ông ta muốn con cháu có được, không ngừng rèn luyện để đối nhân xử thế đúng chừng mực nhất. Cha mẹ vẫn khuyên chúng ta trước khi học những kiến thức văn hóa thì cần phải rèn luyện lễ nghĩa. Mỗi lần bước vào một ngôi trường chúng ta vẫn thường thấy đập vào mắt là dòng chữ “Tiên học lễ, hậu học văn” . Vậy câu tục ngữ này có ý nghĩa gì trong cuộc sống mỗi chúng ta ?
“Tiên học lễ, hậu học văn” là câu tục ngữ bao gồm hai vế song song với nhau, sánh đôi nhau làm bổ sung ý nghĩa cho nhau. Vế thứ nhất của câu tục ngữ là ” Tiên học lễ”. “Tiên” chính là đầu tiên, trước hết. “Lễ” chính là nghi lễ, lễ phép hay chính là đối nhân xử thế với những người và những việc xung quanh mình. Ý nói rằng trước tiên cần phải học tập và trau dồi lễ nghĩa, cách ứng xử đối với người khác làm sao cho đúng mực, cho được lòng và cho phù hợp với thuần phong mỹ tục của xã hội.
Vế thứ hai “Hậu học văn”. Hậu nghĩa là Sau, văn chính là các môn văn hóa, các kiến thức mà chúng ta học được từ bên ngoài xã hội. Như vậy vế này muốn nói rằng sau khi đã học được lễ phép thì hãy bắt đầu học các kiến thức văn hóa, trau dồi và rèn luyện kiến thức của mình khi đã biết cách ứng xử với những người xung quanh.
Như vậy, ý nghĩa của cả câu nói chính là khuyên chúng ta nên học cách ứng xử, đối nhân xử thế với người khác trước rồi mới bàn đến vấn đề học hỏi những kiến thức văn hóa.
Chính vì vậy, tại THUẬN AN KYOTO, sau khi bước vào quá trình học Tiếng Nhật tới lúc xuất cảnh thì hàng ngày trước mỗi tiết học các thầy cô giáo luôn rèn luyện, chỉnh sửa tác phong cho các em. Với mong muốn sau khi các em sang Nhật được các đồng nghiệp yêu quý hơn, công việc thuận lợi, suôn sẻ hơn.
Là học sinh của THUẬN AN KYOTO chắc hẳn ai cũng biết những điều cần đạt được khi chào hỏi là : Chào to, dõng dạc, cúi chào đúng tác phong của người Nhật và điều quan trọng hơn hết là tươi cười.